Xử lý chống thấm trần nhà như thế nào? Các bước thực hiện.

Công trình không được xử lý chống thấm có thể dẫn tới rạn nứt, thấm dột, mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ, việc xử lý chống thấm trần nhà là vấn đề nan giải và quan trọng.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trần nhà, theo các chuyên gia các lý do chính bao gồm:

Sàn mái bị rạn nứt dẫn tới việc phải xử lý chống thấm trần nhà:

Sàn mái là vị trí thường xuyên phải chịu sự tác động trực tiếp của các điều kiện thời tiết. Nhiệt độ thay đổi thường xuyên là nguyên nhân dẫn tới xuất hiện các vết nứt nghiêm trọng. Vào mùa mưa, các vết rạn nứt sẽ là điều kiện để nước len lỏi, tạo thành dòng chảy rò rỉ xuống phía dưới khiến trần bị thấm nước.
Thấm nhà vệ sinh, sân thượng:

Trần nhà với phía trên là nhà vệ sinh hay sân thượng nếu không đảm bảo khi thi công thì nguy cơ xảy ra thấm dột là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Lỗi thi công: Thi công không đúng kỹ thuật, vật liệu sử dụng kém chất lượng là nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt thấm nước. Việc xử lý chống thấm trần nhà ngay từ ban đầu không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xuống cấp.
Bên cạnh đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ chênh lệch lớn với nhiều vùng thường có thời tiết khắc nghiệt. Điều kiện không thuận lợi này có thể gây ra hiện tượng co ngót, giãn nở, phá hủy bề mặt, cấu trúc vật liệu và tạo điều kiện để nước xâm nhập, khiến chủ đầu tư bắt buộc phải xử lý chống thấm trần nhà nếu muốn có một công trình bền bỉ.

Hậu quả khôn lường khi trần nhà bị nứt thấm nước

Vì sao phải xử lý vết nứt trần nhà, nếu không có biện pháp can thiệp, công trình của bạn có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả sau đây:

Kết cấu bị ảnh hưởng:
– Thấm dột là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. Các vết bong tróc bê tông, vết nứt cho thấy công trình đã bị xuống cấp. Không những vậy, hiện tượng thấm dột trần kéo dài có thể làm nứt tường, trần nhà, dẫn đến kết cấu nhà cửa phía dưới cũng vì thế mà bị hư hại.

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ:
– Các vết nứt ngang dọc, vết ố vàng, rêu mốc khiến công trình của bạn bị mất mỹ quan. Thậm chí, chỉ vài trận mưa to các vết nước có thể loang lổ cả một mảng tường, màu sơn nhạt dần trông thấy và công trình dần mất đi thẩm mỹ vốn có.

Giảm tuổi thọ sử dụng của thiết bị phía dưới:
– Hệ thống thiết bị điện lắp đặt ngầm trước đây tưởng như an toàn nhưng khi trần nhà bị thấm dột, chúng có thể là mối nguy ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng. Ngoài ra, sự ẩm ướt cũng là nguyên nhân làm giảm độ bền các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh,…

Trần nhà bị nứt thấm nước có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
– Nhà bị xuống cấp, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người sinh sống phía dưới. Vì thế, chủ công trình nên xử lý chống thấm trần nhà ngay từ khi xây dựng hoặc xử lý vết nứt trần nhà ngay khi phát hiện ra.

Các bước xử lý chống thấm trần nhà cho hiệu quả cao:
– Như đã nói ở trên, hiện tượng nứt trần nhà không chỉ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng của công trình mà còn tác động trực tiếp tới cuộc sống của những người sinh sống trong ngôi nhà. Vì thế, việc tiến hành xử lý chống thấm trần nhà cần được chủ đầu tư quan tâm, đầu tư ngay từ khi xây dựng công trình.
– Thực tế, rất khó để có thể đưa ra một quy trình xử lý vết nứt trần bê tông hay xử lý chống thấm chung cho tất cả các dòng vật liệu. Lý do là bởi tùy thuộc vào đặc thù của mỗi công trình, mỗi hạng mục, vật liệu lựa chọn mà quy trình thi công sẽ có sự thay đổi. Tuy vậy, về cơ bản, các bước thực hiện chính khi xử lý chống thấm trần nhà sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Khảo sát công trình cần thực hiện việc chống thấm
– Khi có nhu cầu xử lý chống thấm trần nhà, bạn nên tìm tới các đơn vị chuyên nghiệp, uy tín. Với đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm chuyên môn và hệ thống thiết bị hiện đại, công ty cung cấp dịch vụ chống thấm sẽ tư vấn và cung cấp cho bạn giải pháp đem đến hiệu quả cao nhất, phù hợp với đặc thù của công trình. Đối với những khu vực như trần nhà, tường nhà thì Keo chống thấm ngược trần nhà dạng dính không phát huy được hiệu quả bởi đặc tính chống thấm cục bộ và không chịu được tia UV, độ bền không cao.

Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đơn vị thi công sẽ trực tiếp cử đội kỹ thuật tới công trình để khảo sát, đánh giá và phác thảo những vấn đề liên quan tới thực trạng công trình, lắng nghe nguyện vọng của khách hàng. Sau khi đưa ra nhận xét chung cho khách hàng, kỹ thuật viên sẽ tư vấn các phương pháp để đem lại hiệu quả cao nhất trong việc xử lý chống thấm trần nhà cho khách hàng.

Bước 2: Cung cấp báo giá
– Sau khi khách hàng đã lắng nghe tư vấn, đồng ý với các phương án thi công được công ty chống thấm đưa ra, 2 bên sẽ đi đến những thỏa thuận về giá. Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu của người dùng, đơn vị thi công sẽ tính toán và đưa ra báo giá chi tiết để khách hàng tham khảo.
– Khách hàng có quyền thắc mắc hoặc yêu cầu thêm các thông tin cần thiết khi xem báo giá. Sau khi khách hàng đồng ý với mức giá cũng như biện pháp thi công đưa ra, 2 bên sẽ tiến hành ký hợp đồng chính thức.

Bước 3: Tiến hành xử lý chống thấm trần nhà
– Khi hợp đồng giữa 2 bên đã được ký, nhân viên kỹ thuật của đơn vị thi công sẽ thu thập thông tin, lên bản vẽ thi công chống thấm. Khách hàng sẽ được thông báo chi tiết về quá trình tiến hành, vật liệu lựa chọn và toàn bộ những thông tin liên quan đến việc xử lý chống thấm trần nhà sao cho đạt tuổi thọ và tính thẩm mỹ cao nhất cho công trình.

Khi đã đi đến thống nhất về toàn bộ vấn đề liên quan, công ty chống thấm sẽ thực hiện việc thi công, đảm bảo đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký. Khâu thi công thường sẽ bao gồm các bước chính như: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, thi công chống thấm hoàn chỉnh, tất cả sẽ được thực hiện nhanh chóng và vẫn đảm bảo hiệu quả chống thấm.

Bước 4: Nghiệm thu kết quả xử lý chống thấm trần nhà
– Đây cũng là một bước có vai trò hết sức quan trọng, đánh dấu sự hoàn tất của quá trình thi công. Khách hàng cùng với đơn vị thực hiện dịch vụ chống thấm sẽ cử đại diện để nghiệm thu. Hạng mục có thể được thử với nước để đánh giá tính hiệu quả hoặc khắc phục khi có sai sót.
– Với những công trình cần xử lý vết nứt trần bê tông sau khi đã đi vào sử dụng, về cơ bản cũng sẽ bao gồm 4 bước như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, khi đi vào khảo sát và thi công, bước xử lý bề mặt sẽ được tiến hành kỹ càng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *